(Mic.gov.vn) -
Thiếu kiến thức và kỹ năng để tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ tài chính, đặc biệt thông qua internet, là một trong những rào cản đối với người nghèo để cải thiện sinh kế của mình trong nền kinh tế đang ngày càng dựa vào dịch vụ tài chính và số hoá nhanh chóng.
Đánh giá về những rào cản đối với người nghèo khi cải thiện sinh kế hiện nay, đại diện Tổ chức Oxfam nhận định, thiếu kiến thức và kỹ năng để tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ tài chính, đặc biệt thông qua internet, là một trong những rào cản đối với người nghèo để cải thiện sinh kế của mình trong nền kinh tế đang ngày càng dựa vào dịch vụ tài chính và số hoá nhanh chóng.

Ông Phan Cử Nhân, Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Ban HTQT&TT)
PV: Ông cho biết thông qua giáo dục tài chính không chỉ góp phần giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của NHCSXH ?
Ông Phan Cử Nhân, Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Ban HTQT&TT) cho biết, NHCSXH đã phối hợp với chuyên gia Oxfam tiến hành nghiên cứu khảo sát về nhu cầu giáo dục tài chính của khách hàng tại 3 tỉnh Hải Dương, Thanh Hoá và Quảng Ngãi. Kết quả khảo sát cho thấy, trên 80% khách hàng được phỏng vấn đều nhận thức lợi ích của giáo dục tài chính đối với bản thân và gia đình.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, NHCSXH thiết kế và thử nghiệm phần mềm ứng dụng giáo dục tài chính trên điện thoại di động (gọi tắt là App giáo dục tài chính). App giáo dục tài chính đã được đẩy lên kho ứng dụng của hệ điều hành iOS và CHPlay với tên gọi “Ngân hàng Chính sách xã hội - Giáo dục tài chính”. Với giao diện tính năng đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng phù hợp với đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Chính vì vậy, NHCSXH - đơn vị đi đầu trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội đã phối hợp cùng Oxfam ký thoả thuận hợp tác về nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục tài chính của người nghèo và các đối tượng yếu thế thông qua điện thoại di động. Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục tài chính cho hộ nghèo và các đối tượng yếu thế thông qua điện thoại di động.
Đây là ứng dụng giúp người dùng có kiến thức về quản lý tài chính cho cá nhân và gia đình tốt hơn, nâng cao hiểu biết tài chính và phát huy hiệu quả sử dụng vốn, từng bước làm quen với công nghệ số, đặc biệt là khách hàng ở vùng nông thôn.
PV: Việc phổ biến ứng dụng này nhằm thực hiện một trong những mục tiêu xóa đói giảm nghèo ntn?
Ông Phan Cử Nhân cho biết, việc phổ biến ứng dụng này nhằm thực hiện một trong những mục tiêu phát triển của NHCSXH là đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ phù hợp với hoạt động NHCSXH, góp phần thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện của Việt Nam.
Chia sẻ về vai trò của công nghệ trong giáo dục tài chính, ông Nguyễn Hữu Ân, Giám đốc Công ty công nghệ TESO cho biết, công nghệ là một công cụ hiệu quả để giáo dục tài chính khi đã phổ biến đến tận tay tầng lớp người nghèo nói riêng và nhóm đối tượng yếu thế nói chung.
“Công nghệ giúp giáo dục tài chính có tính lan truyền cao hơn so với các phương thức truyền thống, giúp người tổ chức giáo dục tài chính nắm được hành vi, đo lường được kết quả của hoạt động chính xác và hiệu quả hơn. Các công cụ cho phép phân tích hành vi và tương tác với người dùng rất tiện lợi”,