Xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) có khoảng 3.600 hộ dân thuộc 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhờ phát triển kinh tế tổng hợp, đời sống của đồng bào trong xã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đạt trên 42 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,82%.
Phong trào thi đua dân vận khéo ở huyện Vị Thủy đạt nhiều kết quả rất thiết thực, trong đó nổi bật là mô hình “Tôn giáo đồng hành với công tác giảm nghèo” ở xã Vĩnh Thuận Tây, được Ban Dân vận Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với Đảng ủy xã Vĩnh Thuận Tây triển khai thực hiện.
Từ năm 2010, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai thực hiện Dự án “Ngân hàng bò” tại các huyện nghèo của 14 tỉnh với mục tiêu giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế thông qua hình thức trợ giúp bò sinh sản. Tại Phú Thọ, Dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế bền vững, tích cực góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương…
Sự nhanh nhạy, sáng tạo trong sản xuất giúp HTX nông nghiệp Triệu Thuận (Triệu Phong, Quảng Trị) liên tục gặt hái thành công, giữ vững danh hiệu HTX kiểu mẫu và trở thành điểm tựa xóa đói, giảm nghèo cho hơn 1.000 thành viên, nông dân liên kết.
Với mục tiêu khai thác các nguồn lực và phát huy thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương, huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã (HTX) nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của huyện.
Vị Xuyên là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của tỉnh, năm 2019 năng suất chè búp tươi ước đạt 39,2 tạ/ha, sản lượng đạt 13.409,5 tấn. Để đạt được kết quả như vậy, huyện đã tích cực chuyển đổi giống chè năng suất, chất lượng cao, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGap, phân vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến chè, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cũng như chất lượng, trong sản xuất, chế biến chè. Góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.