Những năm qua, hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ đã góp phần quan trọng làm đổi thay cơ bản diện mạo các xã, thôn, xóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Tân Lạc. Đời sống Nhân dân từng bước cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trình độ sản xuất, trình độ dân trí được nâng lên đáng kể.
Nhờ chú trọng phát triển sản xuất đi đôi với chế biến thông qua mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, đời sống nhân dân xã Pi Toong (Mường La, Sơn La) đã đổi thay từng ngày, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm dần qua các năm.
Với lợi thế diện tích rừng lớn, vài năm trở lại đây, phong trào nuôi dê ở tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh với quy mô từ vài chục đến vài trăm con, góp phần không nhỏ giúp xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.
Người dân tộc Sán Chỉ, xóm Nà Mon, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) trồng sả Java góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Nhằm khai thác lợi thế vùng gò đồi với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, những năm qua, huyện Tuyên Hóa đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trọng tâm là chăn nuôi bò lai. Đây cũng là hướng đi mới trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Dựa vào nhu cầu thực tế, nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế tại Đăk Lăk đã được xây dựng phù hợp với thế mạnh của từng địa phương. Các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững được lồng ghép khéo léo đã hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất.