Nhờ biết phát huy lợi thế vốn có, hàng trăm hộ ở huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành HTX, mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng cây ăn quả và dịch vụ đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều địa phương không có hộ nào thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 50%.
Với mục tiêu giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, từng bước thoát nghèo bền vững, đảng viên ở tỉnh Đồng Tháp đã nêu gương bám sát cơ sở, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế
Kiên trì đến từng nhà giúp đỡ, hướng dẫn người dân cách làm ăn để thoát nghèo, đó là việc làm thường xuyên của chị Hồ Thị Hồng Thủy, người Pa-cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà-ôi), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Trung Sơn, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Thủy, nhiều hộ trong xã đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sau 5 năm tập trung mọi nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã giảm từ 1.925 hộ (đầu năm 2016) xuống còn 396 hộ (cuối năm 2019), trung bình mỗi năm thị xã giảm 4,02%. Phấn đấu đến cuối năm 2020 sau khi sáp nhập 6 xã và 1 thị trấn của huyện Văn Chấn tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã giảm còn dưới 10%.
Thời điểm này, cùng với việc tập trung toàn lực để phòng, chống dịch Covid -19, người dẫn vẫn tích cực lao động sản xuất để đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Đối với nhiều người dân ở vùng cao Lào Cai, từ Tết Nguyên đán đến nay, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của chính quyền, bà con không đi làm thuê tại Trung Quốc mà tập trung phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, với rất nhiều khó khăn, nhiều hộ dân mong muốn được hỗ trợ sinh kế để xóa đói, giảm nghèo bền vững ngay trên mảnh đất quê hương.
Một trong những đích đến của xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao mức sống người dân. Vì vậy, xã Nga An (Nga Sơn, Thanh Hóa) chú trọng thực hiện các tiêu chí giảm nghèo gắn với xây dựng NTM. Qua đó, không chỉ mang lại những kết quả đáng kể trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo (XĐGN), mà Nga An còn hoàn thành xây dựng xã đạt chuẩn NTM.